Ruộng bậc thang ở Sapa

Vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang ở Sapa - Lào Cai, Việt Nam đã được trang web nổi tiếng Mother Nature bình chọn là một trong 30 điểm đến đẹp nhất thế giới.

Thị trấn Sapa- Lào Cai

Sa Pa là một thị trấn vùng cao, là một khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nơi đây ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, phong cảnh thiên nhiên với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng cây, tạo nên bức tranh có bố cục hài hoà, có cảnh sắc thơ mộng và hấp dẫn từ cảnh quan đất trời vùng đất phía Tây Bắc.

Kì vĩ thắng cảnh thác Bạc Sapa

Thác Bạc cách thị trấn Sa Pa khoảng 12 km (7.5 miles). Từ trên khe núi cao hàng trăm mét, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá như những đóa hoa vì vậy gọi là thác Bạc.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Những món ngon được chế biến từ ngô của người H'mông

Ngô là nguồn lương thực lớn của đồng bào dân tộc H'Mông, ngô được trồng rất nhiều ở vùng núi Tây Bắc chính vì vậy có rất nhiều món ăn được người dân tộc H'mông chế biến từ ngô rất ngon. Tiểu biểu là những món: 

Mèn mén

Một trong những món ăn phổ biến và đặc trưng nhất của người HMông là mèn mén. Để chế biến món mèn mén người HMông thường sử dụng các giống ngô địa phương rất dẻo và thơm. Mèn mén được chế biến cầu kỳ, trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Ngô sau khi thu hoạch về được tách lấy hạt, rồi đem xay, dùng sàng lọc bỏ các hạt ngô to và vỏ ra ngoài. Trước đây, phần lớn các gia đình HMông đều dùng cối đá để xay ngô nên đây là công đoạn mất rất nhiều thời gian. Công việc này chủ yếu do những người phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm. Tham khảo tour du lịch sapa 3 ngày 4 đêm

Sau khi bột ngô đã được xay nhỏ người nấu sẽ tính toán lượng bột sao cho vừa đủ với bữa ăn của gia đình rồi cho một ít nước vào đảo đều cho bột ngô ngấm nước. Bột ngô sau khi được đánh tơi cho vào một chiếc “chõ đồ” bằng gỗ rồi bắc lên chảo đun. Mèn mén khi chín có hương vị thơm ngọn đậm đà. Do là món ăn khô nên mèn mén thường được ăn với một số món canh như rau bí đỏ, rau cải, canh xương, nước thắng cố... tạo hương vị thơm ngon, đậm đà.



Mèn mén – món ăn phổ biến của người HMông. 
>>>Xem thêm: Thưởng thức phở Bắc Hà ở Sapa

Bánh ngô

Không chỉ có Mèn mén, ngô còn được chế biến thành nhiều món bánh hấp dẫn được gọi là bánh ngô “pá páo cừ”. Bánh ngô chủ yếu được làm từ ngô nếp, thơm và dẻo. Khi hạt ngô còn sữa, hái về đem tách hạt rồi cho vào cối đá xay nghiền thành bột. Sau đó, họ bỏ bột ngô xay vào trong một chiếc túi treo lên cao để phần nước thoát ra ngoài còn bột ngô được giữ lại bên trong. Để bột ngô nhanh khô người ta đặt túi bột ngô vừa xay vào đống tro bếp để tro bếp hút nước được nhanh hơn. Khoảng hai ngày thấy bột ngô trong túi đông lại, cho ra đánh tơi rồi cho một lượng nước vừa đủ vào đảo đều sau đó lăn thành từng chiếc bánh hình tròn giống như bánh rán đem chảo rán vàng.

Tùy thuộc vào sở thích của từng người mà khi lặn bánh họ cho thêm một ít mật mía, hoặc mặt ong vào trộn để khi ăn bánh có vị ngọt của mật mía, mật ong và mùi thơm của ngô non. Còn một số gia đình thường gói thành bánh ba cạnh, nặn thành từng bánh nhỏ rồi lấy bẹ của bắp ngô gói bên ngoài thành hình tam giác sau đó bỏ vào chõ hấp chín. Khi ăn bánh rất dẻo, có mùi vị thơm ngon.




                                                            Bánh được làm từ ngô.
Rượu ngô

Có lẽ món hấp dẫn nhất với đàn ông HMông lại chính là rượu ngô. Hầu hết các vùng người HMông sử dụng ngô là nguyên liệu chính để nấu rượu, nhưng nổi tiếng nhất là rượu ngô Bản Phố, Bắc Hà. Trước đây, người HMông thường dùng các giống ngô địa phương, chủ yếu là ngô tẻ để nấu rượu. Chính nhờ hương vị đặc trưng của giống ngô địa phương, kết hợp loại men được làm từ hạt hồng mi, cùng với kỹ thuật ủ cái rượu, trưng cất rượu được đúc kết qua nhiều thế hệ mà người HMông đã cho ra một loại rượu có hương vị thơm ngon, đậm đà riêng của mình. Rượu là thức uống được người HMông sử dụng hàng ngày và không thể thiếu trong các dịp lễ Tết để cúng tổ tiên, mời anh em, con cháu, bạn bè đến chơi nhà cùng nhâm nhi hàn huyên tâm sự.





Rượu ngô đặc sản của người HMông vùng cao.

Ngày nay, đời sống kinh tế của gia đình đã được nâng lên, phần lớn các gia đình không còn thiếu gạo ăn như trước. Bởi vậy, các món ăn chế biến từ ngô cũng giảm dần, đặc biệt là món mèn mén không còn được các gia đình chế biến thường xuyên như trước đây thì nó vẫn là món ăn truyền thống, hấp dẫn đối với các thế hệ người HMông không thể thiếu được trong các dịp lễ Tết hay vào các buổi chợ phiên
Sapa còn rất nhiều món ăn độc đáo khác, nếu bạn yêu thích tour du lịch sapa giá rẻ thì hãy xách ba lô lên và đi thôi. Chúc bạn du lịch vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Khám phá vườn treo Sapa

Vườn treo Sapa là một địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách tới tham quan, từ vườn treo du khách có thể phóng tầm mắt ra núi rừng Sapa và tận hưởng không gian yên tĩnh ở đó.
Nằm cách thị xã Lào Cai 38 km và cách Hà Nội 376 km, "Vườn treo" Sapa được người phương Tây phát hiện từ cuối thế kỷ 19.
Để đến đây có 2 đường: một từ thị xã Lào Cai vào, một từ Bình Lư (Lai Châu) sang, bằng đủ các loại phương tiện như: tàu hỏa, ôtô, xe máy, xe ngựa...
Đẹp mê hồn Sa Pa vào xuân.
Thời kỳ Pháp đô hộ nơi này được xây dựng thành khu nghỉ mát, du lịch cho giới thượng lưu. Thị trấn Sa Pa lúc này chưa hoàn chỉnh, nhưng đã có tới 200 ngôi biệt thự lớn nhỏ được xây dựng theo lối kiến trúc Gô-tích ở thế kỷ 19 của châu Âu.
Mây mù quanh năm bao phủ lấy Sapa.
Nằm ở độ cao 1.500 m so với mặt biển, từ thị trấn đi lên đỉnh Lô-snay-tông cao 2.228 m, phía đông nam là đỉnh Pu-song-sung cao 3.100 m, thời tiết Sa Pa luôn luôn mát mẻ. Tại Lào Cai tháng 6 nhiệt độ trung bình là 28 độ C thì Sapa chỉ 21-22 độ C. Ban đêm nhiệt độ còn xuống thấp hơn nữa, quanh năm đều phải đắp chăn. Về mùa đông, có đêm nước đóng băng, bông tuyết rơi trắng như hoa mai, hoa mận đầu mùa...
Vào dịp xuân, du khách du lịch Sapa 3 ngày 4 đêm có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp không mấy nơi có. Đó là rừng đào chạy dài hàng cây số, tràn suốt từ đầu thị trấn tới đỉnh đèo Ô Quy Hồ, sắc hoa tươi thắm như một thảm hồng đón khách du xuân! Mùa xuân ở Sapa là mùa sinh sôi, nảy nở của các loài hoa, đầy trời phong lan, lay ơn, păng-xê, tường vi, thược dược... chứ không chỉ đào mận, hồng, mơ.
Cây ở đây cũng rất nhiều loại, vừa đẹp, vừa quý như: pơ-mu, actixô, trúc thông, vạn tuế, đặc biệt là loài thông gai, tiếng H'mông gọi là "Sa-mu". Trong các bộ sưu tập thuốc chữa bệnh ở Việt Nam, có lẽ các giống cây thuốc đều có nguồn gốc và di thực thành công được tại Sapa. Chẳng hạn như các cây: đỗ trọng bắc, xuyên khung, đương quy, thảo quả, hoàng liên, chân gà, vân mộc hương, đẳng sâm, gấu tàu, bạch chỉ...
Sa Pa còn là miền đất có nhiều bí ẩn với các giống cây sinh sống ở đỉnh Phan-xi-păng, và một số chim, động vật quý hiếm như: vẹt, trĩ, công, gà gô, lợn rừng, gấu ngựa. Gần đây Sa Pa còn phát hiện được một quần thể đá chạm khắc cổ với gần 200 hòn lớn nhỏ. Mỗi năm có hàng vạn khách du lịch tới đây, ngoài ra còn có nhiều đoàn học sinh nước ngoài tới tham quan học tập, nghiên cứu, quay phim, chụp ảnh...
Theo Lào Cai, tới Sapa, du khách tour Sapa  không thể không tới thăm thác Bạc, một cảnh đẹp độc đáo với dòng nước đổ trắng xoá. Và cũng khó có thể dửng dưng được với vẻ đẹp ngoạn mục rất thơ của cầu Mây, cây cầu bằng song, bằng mây có từ khá lâu đời. 
Hi vọng vườn treo Sapa sẽ ngày càng thu hút nhiều du khách và vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ của nó. Bạn hãy đến vườn treo để chiêm ngưỡng thiên nhiên núi rừng kì vĩ nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Đặc sản mèn mén của người H;Mông ở Sapa


Mèn mén là một món ăn không thể thiếu của người dân tộc H'Mông ở Sapa. Mèn mén được làm từ ngô và được chế biến rất công phu.

Khi du lich Sapa 2 ngay 1 dem, các bạn gặp rất nhiều dân tộc thiểu số nhưng đa số dân tộc H'Mông. Người H’Mông thường sinh sống trên những triền núi cao, khó khăn cho việc giao thương trao đổi hàng hoá, không có điều kiện trồng lúa nước. Vì thế cây ngô là cây lương thực chính của bà con. Từ đó, bà con đã sáng tạo và chế biến ra món ăn Mèn mén để thay cơm. Cũng từ đó, Mèn mén đã trở thành món ăn không thể thiếu từ bao đời nay của bà con người H’Mông ở Sapa và Tây Băc.
Mèm mén là cách gọi theo tiếng quan hỏa (Trung Quốc) cố nghĩa là bột ngô hấp. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, mèn mén làm từ giống ngô tẻ địa phương là ngon nhất. Các loại ngô lai, ngô hàng hóa không thể làm được món này.
Làm mèn mén không khó nhưng đòi hỏi sự công phu và tốn nhiều thời gian. Bắp ngô được đưa ra bóc vỏ, tẽ hạt rồi dùng cối đá xay nhỏ. Khi có bột ngô vừa ý, rắc một lượng nước nhất định rồi đảo đều để bột ngô tơi ra, sau đó đổ vào chõ gỗ đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun.
Để có được món mèm mén, người làm phải đồ bột ngô hai lần trên chõ gỗ.
Đồ lần đầu để tẩm nước vào bột ngô. Đồng thời cũng để làm cho bột ngô tơi, không dính vào nhau. Bởi vậy, thời gian đồ lần đầu cần tính toán cho phù hợp với từng loại ngô (ngô non hay ngô già). Nếu là bột ngô già thì cần nhiều thời gian hơn. Nếu là ngô non thì chỉ sau khi nước ở trong chảo sôi, thấy hơi bốc nghi ngút lên miệng chõ là có thể bắc ra được.





>>>>Xem thêm: Thưởng thức phở Bắc Hà ở Sapa
Lần đồ thứ hai được thực hiện sau khi nước sôi. Người H’Mông giữ lửa vừa đủ để mèn mén chín đều và chín kĩ. Mèn mén đồ chín có vị thơm lan toả, rất đậm đà.
Làm mèn mén rất dễ nhưng để làm được nó ngon thì không dễ chút nào. Những người có kinh nghiệm đồ mèn mén thường không vội vàng mà phải dựa vào độ lửa cháy ta hay nhỏ để có được món mèn mén ngon nhất.
Một trong những gia vị không thể thiếu và làm tăng tính hấp dẫn của món ăn là có thêm tương ớt, đậu xị, rau thơm. Ăn mèn mén phải chậm rãi, nhai kỹ mới cảm nhận được hết hương vị.
Người H’Mông quan niệm: là người con gái H’Mông thì phải biết thêu thùa, biết thương chồng thương con, chăm lo cho bố mẹ chồng và đặc biệt phải biết chế biến món ăn Mèn mén. Có thể thấy, mèm mén không chỉ là đặc sản của người H’Mông mà còn là nét văn hóa ẩm thực, thể hiện được quan niệm sống của họ.Tham khảo thêm Tour Sapa 3 ngày 2 đêm để có một chuyến du lịch vui vẻ và thú vị.
Đến Sapa hãy thử thưởng thức mèn mén đặc biệt của người H'Mông nhé. Còn rất nhiều những món ăn khác đang chờ bạn khám phá.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Thưởng thức phở Bắc Hà ở Sapa

Sapa nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú và độc đáo.Sapa có khá nhiều đặc sản được nhiều người biết đến như đào rọ, thịt nướng,... được nhiều khách tour du lịch Sapa giá rẻ ưa thích. Có một đặc sản cũng nổi tiếng không kém đó là phở  của người Bắc Hà.
Nếu ai đã một lần được thưởng thức phở Bắc Hà, chắc hẳn sẽ khó quên hương vị độc đáo của loại phở này.
 Phở truyền thống Bắc Hà có 3 loại chính: phở chua, phở trộn và phở chan. Ngoài ra, tùy khẩu vị của từng thực khách, người bán hàng có thể chế biến những món phở kết hợp. Tuy được làm từ một số nguyên liệu như nhau, song hương vị của ba loại phở này lại rất khác nhau. Một bát phở chua gồm có bánh phở mới tráng còn nóng hổi, thịt xá xíu, rau sống thái nhỏ, đậu xị, lạc, nước chua. Khác với phở chua Mường Khương, người Bắc Hà thường chế biến phở chua gồm cả thịt xá xíu; các nguyên liệu còn lại đều là “của nhà làm ra”.
Yếu tố quyết định vị ngon cũng như sự nổi tiếng của một bát phở chua lại là nước chua. Việc ngâm, trộn rau cải với nước đường để chắt lọc được nước chua dùng chế biến phở là cả một quy trình khắt khe, mà chất lượng của nước chua ấy phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của người trộn. Ngay cả các gia vị ăn kèm với phở cũng được làm thủ công: Đậu xị gồm đậu tương rang vàng sau đó ninh mềm rồi ủ trên gác bếp đến khi lên men sẽ được trộn với các gia vị: hạt dổi, hạt xẻn, thảo quả, gừng, ớt xào, tương ớt và rau sống ăn kèm.
Ngoài món phở chua độc đáo, Bắc Hà còn có phở trộn và phở chan. Phở trộn được kết hợp bởi bánh phở đã chần qua, thịt xá xíu, các loại gia vị, một chút hành và nước dùng. Riêng phở chan lại có hai loại là phở xá xíu và phở gà. Nguyên liệu thịt xá xíu hầu hết được làm từ thịt lợn đen bản địa, còn trong phở gà là thịt gà bản chặt. Mỗi loại phở được các đầu bếp kết hợp với các gia vị, rau khác nhau để tạo nên một món ăn độc đáo.
Đối với phở truyền thống ở Bắc Hà, bánh phở chính là khác biệt lớn so với các loại phở khác. Ở đây, bánh phở được chế biến thủ công từ loại gạo nương có màu phớt hồng do người Phù Lá ở Lùng Phình trồng, theo tên gọi địa phương là gạo seo ma làng. Tất cả các gia đình có nghề làm phở truyền thống đều tự chế biến bánh phở, vì thế bánh phở mỗi nơi lại có vị đậm khác nhau.
Phở chua Bắc Hà
Quy trình làm bánh phở cũng lắm công phu. Gạo đỏ sau khi ngâm kỹ, sẽ được xay nhuyễn nhiều lần cho tới khi thật mịn sẽ lọc thành nước rồi tráng mỏng. Bánh phở đạt tiêu chuẩn không được quá mỏng hoặc quá dày và phải được để nguội khoảng 5 phút. Cũng bởi chế biến thủ công, không có chất bảo quản nên đặc trưng của bánh phở Bắc Hà là chỉ được dùng trong một ngày. Theo bà Lý Thị Hòi, thị trấn Bắc Hà, người có thâm niên với nghề phở truyền thống thì bánh phở làm từ gạo đỏ ngon hơn, có vị đậm và sợi phở dai hơn làm từ các loại gạo khác.
Trước kia, phở truyền thống là món ăn dân dã của riêng người dân bản địa, nhưng ngày nay khi tour du lịch Sapa 2 ngày 1 đêm phát triển, các món phở này trở thành món ngon được nhiều du khách thưởng thức. Chị Ngô Thị Thủy, một chủ quán phở ở Bắc Hà cho biết, những ngày thứ 7, chủ nhật, quán phở của gia đình chị thường rất đông khách. Rất nhiều du khách nước ngoài đã đến đây ăn thử và rất thích thú. Điều này chứng tỏ, phở truyền thống Bắc Hà đang ngày càng hấp dẫn du khách.
Phở Bắc Hà đã thành một thương hiệu  ghi sâu vào tiềm thức của người dân Sapa và khách du lịch. Hãy thưởng thức món phở này nếu có dịp đến Sapa nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Lễ hội tết nhảy của người Dao ở Sapa


Lễ hội Tết nhảy là một lễ hội quan trọng và đặc sắc của người Dao ở Sapa
Đây là lễ hôi truyền thống có từ lâu đời và được người Dao chuẩn bị rất công phu.Trước Tết, nam thanh niên ôn luyện các điệu nhảy múa. Các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới. Lễ Tết nhảy Sapa thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ và các thành viên trong họ đều tấp nập đến giúp trưởng họ chuẩn bị Tết.

Bàn thờ tổ tiên “Chụ chông” thường nằm ở gian giữa hướng về bếp chính được trang trí rực rỡ sắc màu hoa văn. Cửa bàn thờ dán tranh cắt giấy biểu tượng mào gà trống và Tam thanh. Nóc bàn thờ phía trước nổi bật sắc đỏ rực của hoa văn “Mặt trời”. Hai bên bàn thờ đều dán câu đối trên giấy hồng điều với nội dung cầu mong “Người yên vật thịnh”, “Uống nước nhớ nguồn”. Hằng năm có rất nhiều tour du lịch Sapa lên đây chủ yếu để khám phá nét văn hóa lễ hội đặc sắc nơi này.

Sáng sớm ngày mùng một, khi sương đêm vẫn còn đọng trên cành lá, những bông hoa đào hoa mận chưa kịp đón ánh nắng mặt trời, cả gia đình ông trưởng họ đều tệ tựu quanh bàn thờ. Sau khi làm lễ báo tổ tiên, tất cả người trong gia đình cầm dao, cầm cuốc ra cửa chính, vượt khỏi khuôn viên, đến trước cây đào (hoặc cây mận). Gia chủ vung dao giận dữ nói với cây: “Mày là cây đào được người vun trồng, chăm sóc, sao mày không sinh hoa, sinh quả, bây giờ tao phải chặt mày đi”. Dứt lời, gia chủ dứ dứ con dao vào gốc cây. Một người vội vàng van nài: “Tôi xin ông, lậy ông đừng chặt tôi, năm nay thế nào tôi cũng đẻ hoa, đẻ quả”.

Tuỳ theo từng dòng họ, Tết nhảy có thể tổ chức vào ngày mùng một hoặc mùng hai tết. Khi tổ chức, cả dòng họ tập trung tại nhà trưởng họ. Nam giới phụ lễ, tham gia nhảy đồng, gọi là “sài cỏ”. Chỉ có một số nam giới có khả năng mới làm được “Sài cỏ”. Còn những người khác phụ bếp, giúp việc. Du lịch Sapa 2 ngày 3 đêm là tour được nhiều du khách lựa chọn nhất để khám phá lễ hội nơi đây.

Trước bàn thờ tổ tiên, thầy cúng chính “Chói peng pi” trịnh trọng và nghiêm khắc điều khiển hướng dẫn các “sài cỏ” (người mới tập nhảy) lắc và rung toàn thân. “Chói peng pi” chảy trước, các “sài cỏ” nhảy sau. Vừa nhảy vừa đọc bài khấn trình thưa với tổ tiên mục đích ý nghĩa tổ chức lễ Tết nhảy. Thầy mo rúc tù và, “Chải peng pi” ra giữa sân dùng chiếc sừng trâu hướng về bốn phương tám hướng rúc 3 hồi gọi chư thần thượng giới xuống dự lễ. Một số “sài cỏ” hú lên một hồi dài lao vào bếp lửa tắm than. Than đỏ rực và dường như họ có phép màu nên không một ai có cảm giác bỏng. Tắm than nhằm làm cho người “trong sạch” chuẩn bị đón rước tổ tiên về. Tiếng hú lại vang lên, các chàng trai lại lao vào bếp than cả vai, tay chân vững vàng trong than lửa. Bếp than thì tàn còn các “sài cỏ” vẫn khoẻ mạnh.


Lễ hội tết nhảy Sapa

Sau lễ trình báo tổ tiên, thầy cúng và các phụ lễ nhảy 14 điệu nhảy. Mỗi điệu nhảy lại thể hiện những động tác khác nhau và đều có tính biểu tượng cao. Điệu nhảy “Plây Thiên Tả Vàng” nhằm chào đón các vị thần trên thượng giới về dự lễ nhảy theo điệu cò bay “Pê họ”. Điệu nhảy này của người Sapa luôn cúi đầu, hai bàn tay xoè ra và chỉ xuống đất. Điệu nhảy chào bố mẹ đã khuất nhảy một chân, ngòn tay trỏ bên phải luôn chỉ ngược cùng chiều với nhịp nhấc của chân phải. Điệu nhảy chào sư phụ, nhảy một chân nhưng hai tay đặt lên đùi, đầu cúi chào trịnh trọng. Điệu nhảy mời tiên nữ xuống dự khá uyển chuyển, mềm mại, hai cánh tay múa theo cánh hạc bay…v.v. Các điệu nhảy mở đường, xua tà ma, người nhảy thể hiện sự mạnh mẽ và hùng dũng.


Khi nhảy bao giờ cũng phải nhảy lò cò một chân. Nhảy hết một vòng tròn, nhảy quay lại bàn thờ để lạy tạ. Kết thúc các điệu nhảy, cả dòng họ làm lễ rước tổ tiên.

Tết nhảy Sapa diễn ra từ cuối giờ Thìn đến giờ Dậu với tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian. Đó là nghệ thuật múa nhảy đan xen với nghệ thuật âm nhạc. Đó là nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích dòng họ, công lao tổ tiên. Đó là nghệ thuật tạo hình với các loại tranh thờ, tranh cắt giấy, điêu khắc tượng gỗ… sinh hoạt tết của người Dao đỏ Tả Van Sapa giầu bản sắc, độc đáo nhưng đều thấm đậm tính nhân văn
Tết nhảy là một lễ hội lớn thu hút đông đảo du khách thập phương tới đây tha gia. Hãy đến Sapa để được khám phá thêm nhiều lễ hội đặc sắc ở đây nữa nhé,
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Ngắm nhìn vẻ đẹp của thung lũng hoa hồng ở Sapa

Sapa ;à điểm du lịch thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan, nơi đây có những dãy núi trùng điệp, thác nước kì vĩ cùng những thung lũng tuyệt đẹp. Thung lũng hoa hồng với rất nhiều loài hoa đặc biệt có hơn 1 triệu gốc hồng là một nơi lý tưởng để du khách tham quan, chụp ảnh. Đây là một khu du lịch sinh thái được đầu tư suốt 3 năm, được thiết kế cảnh quan sinh thái với gần triệu gốc hoa hồng, đào, mận, hồng giòn Hoa Kỳ, hạnh nhân Đài Loan.
Thung lũng hoa hồng là điểm du lịch sinh thái lý tưởng và phù hợp với nghiên cứu khoa học. Hơn chục năm qua, SaPa được du khách năm châu tìm đến với sự yêu mến và thích thú, thưởng thức những cảnh đẹp nguyên sơ nhưng không kém phần mỹ miều như đỉnh Phan Xi Păng quanh năm mây phủ, núi Hàm Rồng, bãi Đá Cổ, Thác Bạc - Cổng Trời là những kỳ quan ẩn chứa những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó có khu du lịch sinh thái ATI được mệnh danh " Thung lũng hoa hồng " đang trở thành một điểm dừng chân lý thú của du khách trong và ngoài nước.

Đây là một khu du lịch sinh thái được đầu tư suốt 3 năm, được thiết kế cảnh quan sinh thái với gần triệu gốc hoa hồng, đào, mận, hồng giòn Hoa Kỳ, hạnh nhân Đài Loan... Cả khu có 11 nhà sàn gỗ Pơmu, lợp đá tự nhiên, nội thất trang trí hài hòa, nằm xen kẽ giữa những vườn hoa hồng Pháp tuyệt đẹp, các nhà sàn đều nhìn ra thung lũng Lao Chải với những thửa ruộng bậc thang, tất cả tạo nên một bức tranh đầy huyền ảo. Theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn, khu du lịch ATI đủ điều kiện để đưa vào phục vụ khách.



Đến Thung lũng hoa hồng từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm, bạn sẽ được thưởng thức mùi hương ngây ngất của triệu triệu đóa hồng nở vào mỗi sáng. Còn vào mùa đông thì những vườn đào, vườn mận sẽ cho bạn cảm giác như đang đi du lịch ở Nhật Bản vào dịp Tết âm lịch. Đến thăm và nghỉ đêm tại khu du lịch ATI - SaPa ngoài tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên, được dạo bước trên những con đường quanh co bên sườn đồi, giữa những vườn hoa hồng thơm ngát, nghỉ ngơi, thư giãn trong quán bar nhìn ra khu ruộng bậc thang nằm bên dòngsuối, du khách còn được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của "nóc nhà Đông Dương" và thưởng thức những trái cây đặc trưng của khu du lịch. Với vị trí thuận lợi tại ngã ba đường dẫn đến các bản làng dân tộc, từ đây du khách sẽ đi thăm bản Cát Cát, Sín Chải, Tả Phìn, Ô Quy Hồ, Tả Van, Lao Chải, Thanh Phú để tìm hiểu đời sống cũng như nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Mông, người Dao, người Xa Phó, người Tày... đi thăm các thắng cảnh thiên nhiên như núi Hàm Rồng, bãi Đá Cổ, Thác Bạc - Cổng Trời.
Thung lũng hoa hồng như một nàng công chúa yêu kiều, rực rỡ, nơi đây tượng trưng cho cái đẹp thuần khiến, tự nhiên. 
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Ngắm nhìn vẻ đẹp kì vĩ của thác Bạc Sapa

Sapa được thiên nhiên ưu đãi cho phong cảnh thiên nhiên kì vĩ, hoang sơ thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, nghỉ dưỡng. Thác Bạc, thác tình yêu... là những thác nổi tiếng ở Sapa.

Phong cảnh trên đ­ường đi, những rừng thông, những giàn su su trải rộng trên những s­ờn đồi, phía dư­ới con đư­ờng đi là những cánh đồng hoa hồng quanh năm t­ươi tốt sẽ khiến du khách quên đi đoạn đ­ường dài. Sapa đẹp bởi con ng­ười nơi đây hiền lành, hiếu khách. Bạn là ngư­ời nư­ớc ngoài hay là ngư­ời Việt Nam khi tới Sapa đều nhận đ­ược tình cảm nồng nàn của ng­ười dân bản xứ. Sapa còn đẹp bởi phong cảnh hữu tình của núi non trùng điệp: đó là những cánh rừng nguyên sinh, những thửa ruộng bậc thang trải đều trên các s­ờn núi hay những đám mây bồng bềnh, lơ lửng giữa bầu trời và một vẻ đẹp không thể không kể tới: đó là những thác nư­ớc quanh năm đổ xuống như­ thác Cát Cát, Thác Giàng Tả Chải... và đặc biệt hơn cả là Thác Bạc.

Thác Bạc (tọa độ địa lý: 22.361626 độ vĩ Bắc,103.778912 độ kinh Đông) là một thắng cảnh thu hút nhiều du khách thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa của tỉnh Lào Cai. Thác nằm ngay cạnh quốc lộ 4D, tuyến đường huyết mạch để đến tỉnh Lai Châu và chỉ cách khu vực trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 12 km về hướng tây nên khá thuận lợi để thăm quan.

Thác Bạc có độ cao hơn 200 mét là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độ cao 1.800 m nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng ở trung tâm thị trấn Sa Pa có thể nhìn thấy thác Bạc trắng xóa vào những hôm trời quang và đây cũng là nguồn gốc tên gọi của thác. Từ trên khe núi cao, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá như những đóa hoa vì vậy được người dân gọi là thác Bạc. Khu vực Thác Bạc là một trong những nơi tuyết rơi dày nhất tại Sa Pa, vào tháng 3 năm 2011, khu vực thác có tuyết phủ dày tới trên 10 cm.

Khu du lịch Thác Bạc có hai đường lên xuống tách biệt, đường lên ở phía bên phải, đến lưng chừng thác, du khách sẽ đia qua một chiếc cầu để sang phần bên trái. Ở khu vực gần cầu Thác Bạc trên tuyến quốc lộ 4A có mọt số hàng quan bán đồ ăn và đồ lưu niệm. Tình trạng vứt rác thải bừa bãi của du khách và các hàng quán đã khiến cho môi trường khu lịch Thác Bạc không còn được trong sạch.

Có một trung tâm giống cá hồi nằm nằm dưới chân con dốc dẫn lên thác Bạc, nơi đây có tham vọng trở thành trạm nghiên cứu các đối tượng thủy sản nước lạnh lớn nhất cả nước. Cá hồi ở trung tâm được nuôi với nguồn nước dân từ thác Bạc về với hơn 1.000 mét ống dẫn nước.

Với độ cao hơn 100m, quanh năm dòng n­ước trắng xoá đổ tràn xuống dòng suối. Những hôm trời trong xanh, đứng trên núi Hàm Rồng, du khách sẽ thấy phía xa xa là dòng n­ước trắng như­ bạc đang ào chảy xuống. Vì thế ngư­ời dân nơi đây đặt cho nó cái tên thật lãng mạn - Thác Bạc. Khi tới gần dòng thác tuyệt đẹp hiện ra trư­ớc mắt du khách, phía trên là những bụi n­ước bay ra như­ những đám mây che khuất phần nào ngọn thác, phía d­ưới chân thác là những bọt nư­ớc bắn tung ra vì sức chảy rất mạnh.

Leo lên độ cao chừng 30m từ d­ưới chân thác, du khách sẽ có cảm giác như­ thác nước đang đổ về phía mình, những dòng nư­ớc nhỏ đang ầm ầm đổ xuống để kịp bắt dòng với con suối phía dư­ới kia.

Đi qua thác Bạc chừng 2km, du khách sẽ tới Trạm Ton, nơi các cuộc chinh phục đỉnh núi Fanxifan bắt đầu, và cũng nơi đây, du khách sẽ có phần nào trong mình những hành trình chinh phục nóc nhà Đông Dư­ơng.

Tiếp tục chuyến đi tới vùng Cổng Trời, du khách sẽ thấy bức tranh thiên nhiên hùng vĩ với những khu rừng rậm, xa xa là những con đư­ờng nho nhỏ ngoằn ngèo. Và đây, du khách sẽ thấy sự khác biệt giữa hai luồng khí hậu khi đứng giữa danh giới giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Phía Sapa, không khí thật mát mẻ, dễ chịu thì chỉ qua đó chừng vài mét phía Lai Châu là cái nóng bức của mùa hè. Và nơi đây, hàng năm, mỗi mùa đông về, vùng đất này trở nên trắng xoá bởi những lớp băng bao phủ trên những cành cây, thảm cỏ.
Nếu đến Sapa hãy đến thăm thác Bạc để được chiêm ngưỡng cảnh quan kì vĩ của múi rừng Sapa, dòng nước trắng xóa tuôn chảy trên những vách đá lớn. Chúc bạn có một chuyến du lịch vui vẻ và thú vị.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Khám phá những phong tục đón tết độc đáo của người Lào Cai



Lào Cai là nơi tập trung đông các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc lại có một nét văn hóa đặc trưng và mang bản sắc truyền thống riêng của dân tộc đó. Cùng chúng tôi tìm hiểu các phong tục đón tết của người Lào Cai nhé

Người Dao Đỏ có tết nhảy thật độc đáo, cũng là biểu hiện tính cộng đồng cao. Tết nhảy thường diễn ra trước ngày ba mươi. Vào lễ, đồng bào dựng một ban thờ nơi cao ráo, sắm đủ lễ vật rồi khấn Bàn Vương, các thánh thần, tổ tiên. Sau cúng khấn là nhảy múa gồm tuần tự: Múa cầu an - cầu mưa thuận gió hòa, trời đất thánh thần phù hộ độ trì; múa ra binh vào tướng - tức múa chiến đấu chống xâm lược, ác bá; cuối cùng là múa rùa - tái hiện lại cảnh săn bắt, hái lượm thời tiền sử. Những ngày tết đầu năm mới thường thì người già dạy con cháu thổi kèn, phụ nữ có tuổi truyền dạy cho con cháu gái hát dân ca và thêu thùa.

Riêng người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng ngày tết chỉ gói bánh trưng tro. Bánh được ngâm nhuộm bằng nước lọc tro lúa nếp hoặc tro than quả núc nác. Đêm tất niên, đàn ông thắp hương khấn mời tổ tiên và cầu thánh thần cho mưa thuận gió hòa. Những ngày tết trên bàn thờ phải có đèn dầu luôn thắp sáng. Từ ngày mồng một mọi người đi chơi xuân và thi hát giao duyên.

Tết của người Phù Lá

Mâm cỗ tất niên chiều ba mươi tết của người Phù Lá là thịnh soạn nhất. Lễ vật dâng cúng tổ tiên gồm thủ lợn và tất cả các bộ phận nội tạng, 12 bát gạo ngon, 12 món ăn chín tượng trưng cho một năm đủ 12 tháng. Sau khi chủ nhà khấn mời hương hồn những người quá cố, trời đất, các thánh thần, cả nhà quây quần ăn chung mâm. Buổi tối trong khi đón giao thừa, những người trong gia đình đều phải rửa chân từ đầu gối trở xuống. Nước rửa chân được đun bằng một nồi có 12 thứ lá thơm.


Giao thừa đến, cả nhà đều ăn diện những bộ đồ truyền thống đứng nghiêm trang nghe chủ nhà khấn mời tiên tổ. Thời khắc bước sang năm mới, mỗi nhà một người đi đến đầu nguồn hứng nước về. Khi hứng nước, họ lầm rầm khấn cầu mưa thuận gió hòa và cắm những nén nhang xung quanh. Nước tinh khiết mang về đun sôi lên, rồi đặt trên ban thờ để sáng mồng một mọi người cùng uống với ý niệm làm cho con người trong sạch, thanh tao và dồi dào sức lực.
Nếu bạn muốn khám phá thêm nhiều phong tục độc đáo ở Lào Cai thì bạn hãy đến Lào Cai để tìm hiểu thêm nhiều điều thứ vị nữa nhé.
Nguồn: Tổng hợp

Khám phá động Cốc San ở Sapa

Sapa nằm ở phía Tây Bắc nước ta với nhiều rừng núi, hang động  hoang sơ và kì vĩ.Động Cốc San là một động đẹp nổi tiếng ở Sapa thu hút  đông đảo khách du lịch đến đây tham quan.

Động Cốc San bao gồm một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau, vì vậy người ta có thể gọi đây là động Cốc San hoặc thác Cốc San. Đường vào động Cốc San rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá. Vẻ đẹp của Cốc Sanvẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ.




Động Cốc San - Sapa
Nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 7km, động Cốc San đã từ lâu được biết đến như một điểm du lịch Sapa lý tưởng của người dân thị xã. Từ quốc lộ 4D, một con đường đất nhỏ có chiều dài khoảng hơn 1km dẫn vào động Cốc San. Hai bên đường là những cánh đồng nhỏ và làng xóm của dân địa phương. Khi còn cách Cốc San khoảng 300 – 400m, bạn đã có thể nghe được tiếng suối chảy rầm rì.

Động Cốc San nằm giữa hai đồi thấp. Khe đồi tạo thành một con suối có độ dốc trung bình, ở đó có những thác nước xếp từ thấp lên cao tựa như những bậc thang. Các hang động ở Cốc San được phân bổ ở rất nhiều nơi, và có một điều rất đặc biệt là hầu như ở mỗi gầm một con thác, sau làn nước cong đổ từ trên cao xuống lại có một hang động. Phong cảnh Cốc San hài hoà và khoáng đạt. Mọi người mỗi khi đến đây đều cảm nhận được sự huyền bí diệu kỳ toát lên từ những ngọn thác, những mô đá và những hang động. Cứ độ vài chục mét lại có thác đổ, khoảng cách giữa các thác là những đoạn suối bằng lặng trong xanh chảy giữa hai bờ cát.

Cốc San có những bãi đá gồm nhiều phiến đá nhỏ to khác nhau, nhấp nhô trùng điệp. Ðặc biệt có nhiều phiến mặt rất bằng phẳng và rộng lớn có thể ngồi được vài chục người. Khí hậu ở Cốc San rất trong lành và mát mẻ khiến ta có cảm giác thật dễ chịu. Vào những ngày hè hoặc những ngày nghỉ lễ, rất nhiều người đến với Cốc San. Ða số họ là thanh niên, học sinh… Khi đến động Cốc San ngoài việc thăm thú các phong cảnh, chụp ảnh… họ còn được tắm mình trong làn nước trong xanh mát lạnh.

Đặc biệt từ trên đỉnh núi du khách có thể nhìn toàn cảnh trù phú, thanh bình của xã Cốc San đang vào mùa lúa chín vàng và phong cảnh phía xa là dãy núi Cao Sơn ẩn hiện trong sương sớm đẹp như tranh thủy mặc hay ngắm nhìn thỏa thích cảnh bình minh vùng cao với hình ảnh kỳ thú mặt trời đỏ rực hiện dần lên trên nền núi xanh lam tuyệt đẹp chẳng khác nào “chốn bồng lai tiên cảnh”.
Động Cốc San ngày càng là điểm đến lựa chọn của nhiều du khách. Trong tương lai động sẽ được quảng bá, giới thiệt nhiều hơn nữa để du lịch Sapa ngày càng hấp dẫn.
Nguồn: Sưu tầm.

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Những kinh nghiệm hữu ích cho chuyến du lịch Sapa vào mùa hè



Lên Sapa vào mùa hè với bầu không khí mát mẻ vô cùng dễ chịu và nhiều điểm du lịch tuyệt đẹp. Dưới đây là một vài kinh nghiệm có ích cho bạn trong chuyến du lịch Sapa của bạn.
Sapa cách Hà Nội 370 km, khí hậu ở đây thường mát mẻ, vào mùa hè, trời không nắng gắt còn mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, có năm có băng tuyết chính vì thế nên đây có thể coi là nơi đi du lịch rất hợp lý cho bạn để trốn cái nóng mùa hè này.

Chuyên mục xin có 1 số kinh nghiệm về du lịch Sapa xin chia sẻ với các bạn. Chúc các bạn có 1 chuyến nghỉ hè thật thú vị.

Phương tiện đi lại

Từ Hà Nội bạn có 2 phương tiện là tàu hỏa và xe ô tô để lên đến Sapa:

Tàu hỏa: Một ngày có 3 chuyến khởi hành Hà Nội – Lào Cai với các giờ chạy là: 19h40, 20h35 và 21h50. Bạn sẽ mất 8 tiếng để lên đến Lào Cai. Vào các mùa cao điểm bạn nên liên hệ trước với các đại lý bán vé tàu đi Sapa để đặt vé khứ hồi, tránh trường hợp bạn sẽ không thể mua vé về Hà Nội.

Giá vé một chiều HN – Lào Cai dao động từ 135.000 đồng/người đến 515.000 đồng/người tùy theo vé mà bạn lựa chọn là giường nằm hay ghế ngồi. Bạn nên ra thẳng ga Hà Nội để mua vé, tốt nhất là trước đó khoảng 3-5 ngày, nếu đi được vào các ngày trong tuần thì sẽ không lo bị hết vé. Nếu mua giường nằm, bạn có thể chọn tầng 1 để dễ dàng di chuyển. Nếu đi cùng gia đình, hãy đăng ký cả một khoang để thuận tiện trong việc quản lý hành lý.


Tàu hỏa vẫn là phương tiện được nhiều du khách
lựa chọn để đến với Sapa (Ảnh minh họa).

Điểm lưu ý đặc biệt, bạn phải đọc kỹ thông tin trên vé về số toa, số phòng, tránh trường hợp nhầm lẫn (cùng số phòng nhưng khác số toa) sẽ rất phiền phức khi bạn đổi lại sau đó.

Từ ga Lào Cai bạn đi xe bus lên Sapa với giá khoảng 50.000 đồng/người.

Ô tô: Bạn có thể lựa chọn một trong 2 hãng xe được đánh giá là tốt nhất hiện nay cho hành trình Hà Nội – Lào Cai là xe Vietbus và xe Hưng Thành. Xe giường nằm, điều hòa với giá vé khá mềm, chiều Hà Nội - Lào Cai trung bình là 150.000 đồng đến 180.000 đồng/ người, từ Lào Cai lên Sapa là 50.000 đồng/người.

Chuyên mục có lời khuyên với các bạn có con nhỏ đi cùng thì nên lựa chọn phương tiện là tàu hỏa vì độ an toàn cao hơn cũng như không bị gò bò như ô tô, nhất là các bạn bị say ô tô vì đường bộ đi lên Lào Cai rất dốc và quanh co.

Tại Sapa, nếu bạn có nhu cầu tự mình lái xe đi khám phá các địa điểm vui chơi thì bạn có thể thuê xe máy để chủ động đi lại với giá khoảng từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/ngày (xăng bạn tự đổ).

Khách sạn

Ở Sapa có rất nhiều khách sạn với nhiều mức giá khác nhau để bạn có thể lựa chọn. Đắt nhất là Victoria, Châu Long, khách sạn hạng vừa có SapaView, Thien Ngan, Holiday, FansipanView... hạng chuẩn có Pinocchio, Sapa Star Light, Công đoàn... Các khách sạn này đều có giá cả phù hợp theo loại lựa chọn và rất chuyên nghiệp.

Thông thường khách sạn lớn nào cũng có nhà hàng và cũng có phục vụ ăn sáng buffet miễn phí (bao gồm trong tiền phòng), suất chỉ khoảng 90.000-100.000 đồng/khách là trung bình (ăn theo set menu), hoặc tự chọn (A la cart) thì sẽ đắt hơn, nhưng đồ ăn đảm bảo hơn và cũng sạch sẽ hơn.

Ăn

Ăn sáng: Quán phở gà ta đối diện bến xe thị trấn hoặc vào trong chợ Sapa có quán phở nhà sàn ăn ngon rất ngon và giá cả phải chăng.

Ăn trưa – tối: Có hai quán được nhiều người bản xứ giới thiệu có tên là Dũng hoặc Hoa Đào đồ ăn ngon, giá cả vừa phải hoặc một loạt các hàng ăn ở bên hông nhà thờ Sapa. Đặc biệt rau ở Sapa rất ngon, thích hợp với không khí se lạnh vào buổi tối bạn có thể gọi món lẩu gà để ăn và thưởng thức vị ngọt của rau Sapa.

Ăn đêm, vặt: Ăn đồ nướng, trứng nướng, thịt xiên ỏ một loạt các hàng vỉa hè gần nhà thờ (đường đi lên núi Hàm Rồng) và đoạn Hồ. Số lượng đồ nướng ở đây phải nói là bạt ngàn.




Buổi tối bạn tha hồ lựa chọn đồ ăn vặt ở Sapa.

Nếu chỉ định ăn thử mỗi thứ một ít thì đảm bảo khi đứng lên bạn cũng phải căng đẫy bụng rồi. Mà nếu có chọn ra một số loại để ăn thì khi về bạn sẽ tiếc hùi hụi, bởi đồ nướng ở Sapa, mỗi thứ đều được tẩm ướp với hương vị khác nhau, chẳng có món nào giống món nào đâu.

Ví như món bò cuốn cải mèo, hẹ tươi chẳng hạn, vị đắng đặc trưng của cải mèo sẽ làm bạn phải “nhăn nhó” nhưng không thể dừng ăn, hay củ khoai tím bở tơi ngọt lừ và cả món đậu phụ nhự hơi “khó ăn” lúc ban đầu nhưng khi quen rồi thì lại đâm nghiện, rồi thì một loạt chả cá hồi, chả tôm, chả mực, lòng phèo, cơm lam, bí bao tử….

Uống

Ở Sapa có hàng loạt các quán café với view tuyệt đẹp. Bạn có thể chọn một quán café sang trọng với không khí tĩnh lặng bên trong các nhà hàng hay một quán café nằm trên vỉa hè, bên hông nhà thờ, chợ Sapa để có thể thỏa sức ngắm quang cảnh đường phố Sapa.


Ở Sapa có rất nhiều quán cafe ngon với phong cách rất Tây.

Chơi
Núi Hàm Rồng ngắm những thảm hoa trên đường đi. Khi tới Sân Mây, bạn sẽ có dịp phóng mắt để nhìn toàn cảnh thành phố từ trên cao. Núi cao gần 2.000m so với mực nước biển, nằm ở khu trung tâm.

Bản Cát Cát - cách trung tâm khoảng 12 km. Là bản làng nghề du lịch lớn ở Sapa. Vào bản thăm quan bạn có thể mua được những món quà lưu niệm nho nhỏ để về làm quà cho người thân.
Những kinh nghiệm trên có thể sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến du lịch Sapa của bạn. Đến Sapa và trải nghiệm nhiều điều thú vị của vùng đất này nhé,
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Khám phá thung lũng hoa hồng ở Sapa

Sapa là điểm du lịch ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, nghỉ ngơi. Vì thế các khu du lịch ngày càng nhiều và phát triển trong đó có khu du lịch sinh thái của công ty ATI được gọi là thung lũng hoa hồng.
Thung lũng hoa hồng là một khu du lịch sinh thái được đầu tư suốt 3 năm, được thiết kế cảnh quan sinh thái với gần triệu gốc hoa hồng, đào, mận, hồng giòn Hoa Kỳ, hạnh nhân Đài Loan.
Thung lũng hoa hồng là điểm du lịch sinh thái lý tưởng và phù hợp với nghiên cứu khoa học. Hơn chục năm qua, SaPa được du khách năm châu tìm đến với sự yêu mến và thích thú, thưởng thức những cảnh đẹp nguyên sơ nhưng không kém phần mỹ miều như đỉnh Phan Xi Păng quanh năm mây phủ, núi Hàm Rồng, bãi Đá Cổ, Thác Bạc - Cổng Trời là những kỳ quan ẩn chứa những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó có khu du lịch sinh thái ATI được mệnh danh " Thung lũng hoa hồng " đang trở thành một điểm dừng chân lý thú của du khách trong và ngoài nước.

Đây là một khu du lịch sinh thái được đầu tư suốt 3 năm, được thiết kế cảnh quan sinh thái với gần triệu gốc hoa hồng, đào, mận, hồng giòn Hoa Kỳ, hạnh nhân Đài Loan... Cả khu có 11 nhà sàn gỗ Pơmu, lợp đá tự nhiên, nội thất trang trí hài hòa, nằm xen kẽ giữa những vườn hoa hồng Pháp tuyệt đẹp, các nhà sàn đều nhìn ra thung lũng Lao Chải với những thửa ruộng bậc thang, tất cả tạo nên một bức tranh đầy huyền ảo. Theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn, khu du lịch ATI đủ điều kiện để đưa vào phục vụ khách.



Đến Thung lũng hoa hồng từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm, bạn sẽ được thưởng thức mùi hương ngây ngất của triệu triệu đóa hồng nở vào mỗi sáng. Còn vào mùa đông thì những vườn đào, vườn mận sẽ cho bạn cảm giác như đang đi du lịch ở Nhật Bản vào dịp Tết âm lịch. Đến thăm và nghỉ đêm tại khu du lịch ATI - SaPa ngoài tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên, được dạo bước trên những con đường quanh co bên sườn đồi, giữa những vườn hoa hồng thơm ngát, nghỉ ngơi, thư giãn trong quán bar nhìn ra khu ruộng bậc thang nằm bên dòngsuối, du khách còn được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của "nóc nhà Đông Dương" và thưởng thức những trái cây đặc trưng của khu du lịch. Với vị trí thuận lợi tại ngã ba đường dẫn đến các bản làng dân tộc, từ đây du khách sẽ đi thăm bản Cát Cát, Sín Chải, Tả Phìn, Ô Quy Hồ, Tả Van, Lao Chải, Thanh Phú để tìm hiểu đời sống cũng như nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Mông, người Dao, người Xa Phó, người Tày... đi thăm các thắng cảnh thiên nhiên như núi Hàm Rồng, bãi Đá Cổ, Thác Bạc - Cổng Trời
Đến Sapa tham quan thung lũng hoa hồng thì thật là tuyệt vời. Đây là nơi lý tưởng cho bạn ngắm cảnh, chụp hình và hẹn hò đó. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Vẻ đẹp của thung lũng Mường Hoa ở Sapa



Sapa được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh đẹp nên thơ, hùng vĩ. Bạn yêu thích thiên nhiên, ngắm cảnh thì Sapa là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn đấy.Lên Sapa, vượt qua nhiều dãy núi cao mù sương Tây Bắc, bạn sẽ “lạc” vào thung lũng tuyệt đẹp với cái tên mĩ miều Mường Hoa. Một bức tranh thiên nhiên được tạo hóa vẽ nên tạo cho lòng người những thanh âm lắng động về một chốn bình yên giữa chốn trần gian.
Nằm cách thị trấn SaPa 10km về phía Đông Nam, Mường Hoa là điểm đến hấp dẫn thu hút những bước chân lãng du đến với miền sơn cước. Thật không mấy khó khăn để nhận ra Mường Hoa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi, du khách sẽ bị “hút hồn” ngay bởi nét hữu tình của cảnh đất trời hội tụ tại đây. Thung lũng tuyệt đẹp này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, nơi chứa đựng những vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời làm đắm lòng khách phương xa.



Ngoài vẻ đẹp thơ mộng , thung lũng Mường Hoa còn hấp dẫn du khách bởi tại đây có một bãi đá cổ kỳ bí, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ.
Cả quần thể bãi đá cổ có những hòn đá với hình khắc đẹp, tập trung ở Bản Pho. Với những hòn đá lớn, trên bề mặt có khắc những hình khác nhau. Đặc biệt là các dạng hình người ở nhiều tư thế: hình người dang tay, đầu tròn tỏa ánh hào quang; có hình người nắm tay nhau; có hình người lộn ngược; có hình những người cặp đôi với bộ phận sinh dục nối liền nhau như biểu hiện của tín ngường thờ sinh thực khí trên các hình vẽ của trống đồng Đông Sơn…
Tại thung lũng Mường Hoa còn có con suối nhỏ xinh đẹp trải dài khoảng 15 km gọi là Suối Hoa, con suối chảy qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào và kết thúc ở Bản Hồ…Dòng suối như con trăn khổng lồ ngoằn ngoèo, uốn lượn bên những triền ruộng bậc thang. Vào mùa lúa chín, sắc vàng từ những tràn ruộng soi bóng xuống dòng nước trong xanh làm tôn thêm vẻ đẹp huyền ảo của thung lũng Mường Hoa.

Đổ về dòng suối này có khoảng 22 con suối nhỏ bắt nguồn từ những cánh rừng, khe núi khiến dòng suối này bốn mùa tuôn chảy.

Suốt chiều dài của suối có rất nhiều vực, thác với những phiến đá trắng như được bàn tay vô hình kỳ cọ, xếp đặt công phu. Trước đây, đoạn suối ở Tả Van rộng, bằng phẳng đã trở thành bãi tắm lý tưởng. Vào ngày cuối tuần, từ Sa Pa mọi người đổ về đây để ngụp lặn trong dòng nước mát.
Để dễ dàng qua lại đôi bờ, những cư dân ven suối đã làm những chiếc cầu mây vắt ngang dòng suối bên những cây cổ thụ rêu phong. Những chiếc cầu mây đã góp phần điểm tô cho dòng suối và cũng là nơi thu hút khá nhiều khách du lịch.
Đến Mường Hoa, nhiều du khách đã chọn thú đi bộ khám phá cuộc sống và văn hóa người bản địa tại hai xã Lao Chải và Tả Van, ngắm con suối Mường Hoa uốn lượn qua những thửa ruộng bậc thang xinh đẹp.
Thung lũng Mường Hóa quả thật rất đẹp và thơ mộng, nếu có dịp đến Sapa bạn đừng nên bỏ lỡ địa điểm du lịch tuyệt đẹp này nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Khám phá cầu Mây ở Sapa

Cầu Mây là điểm du lịch đẹp ở Sapa được nhiều du khách biết đến, cầu được làm bằng mây vắt ngang qua dòng suối Mường Hoa thơ mộng mang đến cho du khách nhiều cảm giác mớ lạ khi đi trên cầu.



Cầu Mây đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.
Cầu Mây cách thị trấn Sa Pa khoảng 17 km về phía Đông Nam, từ đường lớn, du khách đi theo con đường mới mở tuy hơi dốc và cua nhiều, nhưng đường đến Tả Van giờ đã được mở rộng rất thuận tiện.
Cây cầu nổi tiếng làm bằng dây mây này giờ chỉ phục vụ cho du lịch vì đã có một cây cầu bằng gỗ, vững chãi nằm song song với cây cầu cũ an toàn hơn. Xưa kia, Cầu Mây là cây cầu duy nhất nếu muốn đi từ xã Tả Van đến trung tâm huyện Sa Pa.
Nếu bạn đứng từ dưới dòng suối ngước lên ngắm cây cầu sẽ cảm nhận được sự thanh bình của bản làng vùng cao. Thi thoảng vài cô gái người Dao, Giáy trong trang phục truyền thống cầm ô làm mẫu cho những đoàn khách chụp ảnh lưu niệm trên cầu tạo nên cảnh tượng vô cùng đẹp.
Để đi qua chiếc cầu này đòi hỏi du khách phải có lòng dũng cảm, vì mỗi ván cách nhau cỡ 20cm. Dù khó khăn là vậy, nhưng nhiều đôi uyên ương từ Hà Nội vẫn lên để chụp những bức ảnh cưới trên Cầu Mây. Giờ đây, Cầu Mây đã trở thành điểm đến lý tưởng không chỉ của du khách trong và ngoài nước, mà còn là nơi hẹn hò của nhiều bạn trẻ bên dòng suối Mường Hoa thì thầm chảy.
Đi qua Cầu Mây là điều mà chắc chắn không phải ai cũng dám làm, nhất là với những người sợ độ cao. Các ván cầu cách nhau tới hàng chục cm, cùng với sông Mường Hoa cuồn cuộn chảy bên dưới, khiến cho du khách khi nhìn xuống có cảm giác hoa mắt, chóng mặt. Thêm vào đó, sự chông chênh, thiếu chắc chắn, tiếng cọt kẹt theo từng bước chân càng khiến cho du khách thêm phần lo lắng. Nếu như may mắn đến vào lúc sương mù cuộn từ dòng Mường Hoa lên phủ kín Cầu Mây, du khách sẽ thấy mình như đang bồng bềnh trong mây tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. 

ảnh đẹp cầu mây sapa
Đôi uyên ương chụp ảnh cưới trên Cầu Mây
Cầu Mây SaPa đã trở thành cái tên rất quen thuộc với du khách thập phương khi đến với SaPa, bởi tên cây cầu nổi tiếng này đã được đặt cho nhiều nhà hàng, khách sạn và thậm chí là cả một con phố ở SaPa. Hàng năm, Cầu Mây thu hút rất đông du khác trong nước và quốc tế, đây là địa điểm không nên bỏ qua trong chuyến du lịch SaPa của bạn.
Cầu Mây cũng là điểm chụp ảnh rất đẹp và lãng mạng cho các đôi uyên ương khi đi du lịch Sapa. Hi vọng cầu Mây sẽ được gìn giữ để luôn là một điểm du lịch hấp dẫn ở Sapa.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Các món ăn đặc sản nổi tiếng ở Sapa

Một trong những điểm hấp dẫn du khách ở Sapa chính là sự phong phú đa dạng về ẩm thực. Sapa có rất nhiều món ăn ngon làm nức lòng du khách khi đặt chân tới vùng đất này. Dưới đây là một vài món ăn ngon mà bạn không nên bỏ qua khi tới Sapa.

Đặc sản Sapa

Lợn bản Sapa  
Thực sự thả hoang trong rừng đã rất hiếm vì bây giờ chả còn mấy bản làng ở được gần rừng, mà lại trong rừng tít trên núi cao thì lại càng hiếm lắm. Với các tiêu chuẩn này thì đặc sản lợn Mường Sapa có lẽ còn khó kiếm hơn cả lợn rừng cũng nên. Món này có thể gọi là thịt rừng nhưng lại không phải là thịt rừng. Trong miếng thịt cảm được cả hương vị của rừng hoang mà lại không 'mắc tội' tiêu diệt động vật hoang dã, thật là tuyệt vời. Nhưng có lẽ chỉ khi được ngồi giữa mây núi Sapa, bên bếp lửa hồng với bầu rượu ngô cùng những người bạn hiền thì mới thấy hết cái tinh khôi của rừng tích tụ trong mỗi miếng ăn này. Lòng tôi thầm cảm tạ nhân duyên của Đất Trời đêm nay.

Món cá suối
Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Trước hết phải kể đến món cá từ suối Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố chợ. Cá suối có nhiều loại. Cá trắng thân dẹt, tựa cá mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ngoài ra còn phải kể thêm cá hoa, cá bống... Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.

Nấm hương Sapa
Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa. Vào các nhà hàng, bạn có thể yêu cầu được ăn món nấm hương. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng. Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm. Đó là thân nấm xé nhỏ xào với thịt, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị thì mâm cỗ của bạn sẽ có đĩa nhắm chiếm ngôi hạng bên cạnh các món rau cải xoong, su su, cải nương, bắp cải, su hào... đều mang vị rất riêng của Sa Pa. Ngay như các món rau ở đây cũng đều được coi là rau sạch, vì bà con vẫn giữ nguyên cách thức cấy trồng truyền thống.

Rau thơm Sapa
Đến với Sa Pa, bạn sẽ thấy các loại rau thơm ở đây mang hương vị rất riêng, có loại rau chua, ngọt và cay như: rau húng tía, rau dấp cá, rau tía tô xanh hoặc tím nồng, rau răm cay, rau mùi, kinh giới, rau mì chính, rau bạc hà... đậm đà làm mát chân răng, đó còn là những món thuốc.

Bánh ngô "Páu pó cừ"
Từ tháng 6 đến tháng 10, một số dân tộc ở Sa Pa thường làm bánh đao. Nguyên liệu để làm bánh bao gồm đao và gạo nếp được xay thành nước bột. Sau đó, đem nước bột lọc qua khăn cho vừa khô bột bọc bên trong. Tỷ lệ của đao 2 phần, bột nếp 1 phần. Sau đó đến công đoạn nặn bột thành những nắm bằng chiếc chén, gói vào lá chuối, buộc lại rồi cũng xôi như bánh ngô. Bánh làm xong có hương thơm của gạo nếp và đao, khi ăn sẽ có vị thơm mát, dẻo như chiếc bánh dợm người Kinh vẫn làm. Bánh đao bảo quản nơi khô ráo có thể để hàng chục ngày mà không thiu.

Bánh dầy "Páu plậu"

Bánh dầy làm từ gạo nếp. Gạo nếp được ngâm với nước lã khoảng 2 giờ đồng hồ rồi đổ ra giá để róc hết nước rồi cho vào chõ xôi. Xôi chín, cho vào cối giã. Khi giã, thỉnh thoảng lại bôi mỡ vào chầy cho khỏi dính. Khi xôi đã nát nhừ, nặn thành từng viên và có thể ăn ngay. Bánh dầy có thể để được 1 tuần. Nếu muốn để được lâu hơn (2-3 tháng) thì làm cho bánh dẹt ra và lấy bột nếp khô rắc ra ngoài làm áo cho bánh. Khi nào dùng bánh có thể xôi lại hoặc cho vào rán, bánh lại dẻo và thơm như lúc mới làm. Bánh dầy có thể chấm đường ăn ngay hoặc rán mỡ. Bánh có vị thơm đặc trưng của gạo nếp và rất dẻo.

Thắng cố "Cô thăng"
Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu "thắng cố" được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó. Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên. Ngày nay có thể thưởng thức tại Nhà hàng Thắng cố A Quỳnh địa chỉ 015 Phố Thạch sơn, Sa Pa

Thịt sấy "Khăng gai"
Các loại thịt trâu, bò, ngựa, lợn thường được người Mông treo lên gác bếp để sấy. Thịt Ngựa Trâu, Bò, được thái dọc thành từng miếng khoảng 2 - 3kg, xâu lại và treo lên gác bếp để làm thức ăn dự trữ. Các loại thịt khi treo lên gác bếp sẽ khô dàn và để được hàng năm. Khi ăn, cọ rửa sạch mùi bồ hóng và bụi rồi cho vào xào với cà chua, măng... Thịt có mùi thơm và bùi. Riêng thịt trâu, bò đã sấy kho cho vào tro bếp để nướng (không có than), sau đó đem ra đập hết tro và bụi để uống rượu. Thịt sấy thường có vị bùi, thơm, giòn.

Cá hồi Sa pa
Món cá hồi Sa pa là món ăn được nhiều người lựa chọn mỗi khi đến sa pa, Cá hồi tươi sống được nuôi tại Sa pa có nhiều chất dinh dưỡng,. Chế biến gỏi, nướng , lẩu, cháo ngoài ra còn sấy và làm ruốc để quý khách có thể mang về làm quà. 
Ẩm thực Sapa quả thật rất đa dạng và phong phú, nếu đến Sapa bạn hãy thưởng thức những món ăn nổi tiếng ở đây để được để biết được thêm nhiều điều về vùng đất này.
Nguồn: Sưu tầm